Tôi đã tham gia chạy 33 cuộc đua marathon trong 30 năm. Tôi chạy marathon ở khắp nơi trên thế giới nhưng có ai đó mà hỏi cuộc nào là tôi yêu thích nhất thì chẳng phải ngại ngần gì câu trả lời là: Giải chạy Marathon Boston, nơi tôi đã dự 6 lần. Cái gì là điều tuyệt vời ở giải Marathon Boston? Rất giản dị: nó là cuộc đua lâu đời nhất, đường đua đẹp; và có lẽ điều quan trọng nhất giải đua là tự nhiên, tự do. Giải Marathon Boston không phải là giải từ-trên-xuống mà là kiểu từ-dưới –lên; nó được tổ chức bởi chính Boston một cách đều đặn, cẩn thận trong một thời gian rất dài. Mỗi lần tham gia giải, sự cảm kích luôn được thể hiện cho những người tổ chức, và tôi đã được bao bọc trong sự ấm cúng, xúc cảm trở về nơi tôi đã hoài cảm nhớ thương. Thật kì diệu. Các giải marathon khác cũng rất tuyệt như: giải Newyork City, giải Honolulu; giải Athen. Tôi phải xin lỗi các nhà tổ chức những giải này nhưng Boston marathon là duy nhất.
Tính không tranh đua là điều hay
nhất của các cuộc chạy marathon. Đối với những chân chạy đẳng cấp thế giới, họ
có thể đôi khi là đối thủ kìch địch là chắc chắn. Nhưng đối với những người chạy
bình thường như tôi( và có lẽ cũng là đúng với hầu hết người chạy khác), thời
gian chẳng có là đặc biệt thì chạy marathon không có tính ăn thua. Bạn tham gia
một cuộc chạy và tận hưởng thực sự 26 dặm chạy. Từ lúc hơi đau đến lúc rất đau
và kết thúc thì bạn tận hưởng đau đớn đó. Sự tận hưởng ấy được chia sẻ cho những
người chạy quanh bạn. Thử chạy 26 dặm một mình và bạn sẽ có 3,4,5 giờ tuyệt đối
bị tra tấn. Tôi đã trải nghiệm điều này trước đây và tôi không bao giờ muốn lặp
lại nữa. Nhưng chạy với những người khác làm bạn cảm ít gắng sức hơn. Đó là sự
dẻo dai về thể lực – làm sao lại không là như thế được?- nhưng xúc cảm của sự
đoàn kết, đồng lòng sẽ đưa bạn đến vạch đích. Nếu chạy marathon như một cuộc
chiến, thì đó là cuộc chiến chống lại bản thân mình.
Chạy giải Marathon Boston, khi bạn
rẽ ở góc phố Hereford vào Boylston, và thấy, ở cuối đường con đường rộng và thẳng
tấm biểu ngữ Copley Square, sự phấn khích và nhẹ nhõm mà bạn trải nghiệm là
không thể diễn tả nổi. Bạn tự phải chạy nhưng những thứ xung quanh giúp bạn tiếp
bước. Những tình nguyện viên bỏ cả ngày để tham gia, những người ở đường cổ vũ,
người chạy phía trước rồi sau. Không có sự động viên ủng hộ ấy, bạn chẳng thể
nào hoàn thành cuộc đua. Khi cán vạch đích ở Boylston, mọi loại cảm xúc ấy làm
tim bạn tăng nhịp. Bạn nhăn mặt (vì căng thẳng) nhưng đồng thời bạn cũng mỉm cười.
Tôi đã sống ở ngoại ô Boston
trong 3 năm. Tôi là học giả mời tại trường Tufts trong 2 năm và sau đó, một
quãng nghỉ ngắn, tôi đến Havard 1 năm.
Suốt thời đó, tôi chạy dọc bờ sông Charles hàng sáng. Tôi hiểu giải Marathon Boston quan trọng thế nào với
người ở đây, là niềm tự hào của thành phố và người dân. Bạn tôi nhiều người
tham gia cuộc đua và làm tình nguyện viên.Vậy nên từ xa xôi tôi mường tượng ra
sự tàn phá, thất vọng đối với cảm xúc của người Boston về thảm họa năm nay. Ở
hiện trường vụ nổ nhiều người đã bị thương, nhưng hơn nữa có cả những vết
thương khác. Một điều tươi đẹp đã bị nhuốm bẩn, và tôi với tư cách như là công
dân thế giới chạy bộ, cũng đang tổn thương.
Nỗi buồn, sự thất vọng, giận dữ,
chán chường không dễ gì tan biến. Tôi hiểu điều này khi đọc điều tra cuốn sách
“Underground,” về vụ tấn công khí độc năm 1995 tại đường xe điện ngầm Tokyo, phỏng
vấn người sống sót, gia đình người thân của những người thiệt mạng. Bạn có thể
vượt qua nỗi đau để sống một cuộc sống “bình thường”. Nhưng trong lòng bạn vẫn
rỉ máu. Có nỗi đau tan theo thời gian, những những trang(sách) của thời gian
cũng làm dấy lên loại nỗi đau mới. Bạn phải “sắp xếp”, tổ chức, hiểu và chấp nhận
nó. Bạn phải xây đời mới trên nền nỗi đau ấy.
Chắc chắn trong giải Marathon
Boston đoạn Heartbreak Hill(đồi Vỡ Tim) là nổi danh nhất, là một trong nhiều
con dốc, cách đích 4 dặm. Trên con dốc Heartbreak Hill này người chạy cảm thấy
kiệt lực. Trong lịch sử 117 năm của cuộc đua, rất nhiều huyền thoại đã trèo lên
con dốc này. Nhưng khi bạn thực sự tham gia cuộc đua thì bạn nhận ra nó cũng chẳng
mệt nhọc như người ta nói. Hầu hết người chạy đều vượt qua Heartbreak Hill dễ
hơn họ nghĩ. “ À, nó cũng chẳng tệ lắm.” Họ tự nhủ với mình. Chuẩn bị tinh thần
cho bản thân, dồn sức để vượt qua nó, bằng cách này hay cách khác bạn sẽ làm được.
Đau đớn thực sự bắt đầu khi bạn
chinh phục xong Heartbreak Hill, chạy xuống đồi, đến phần đường phẳng trong phố.
Bạn chạy xuyên qua điều tệ hại, hướng tới vạch đích- đột nhiên cả cơ thể bạn
kêu gào. Các cơ bắp chuột rút, chân bạn thấy như đeo chì. Đó là những gì tôi gặp
khi tham gia giải chạy này.
Vết thương lòng có lẽ từa tựa
nhau. Theo nghĩa, nỗi đau thật chỉ bắt đầu sau một thời gian, sau khi bạn vượt
qua cú sốc ban đầu và khi mọi thứ bắt đầu ổn định. Chỉ khi bạn trèo lên con dốc
đứng và vượt lên vùng đất cao bạn mới thực sự cảm nhận được nỗi đau dâng tràn
sau đó. Vụ đánh bom ở Boston cũng để lại kiểu nỗi đau đớn tâm lý dài lâu như vậy.
Tại sao? Tôi không trả lời được.
Tại sao một việc hạnh phúc, yên bình như chạy marathon lại bị giẫm nát bằng một
cách kinh khủng và đẫm máu như vậy? Dù thủ phạm đã được xác định, câu trả lời vẫn
là không rõ ràng. Hành động đầy căm thù và
bại hoại của chúng đã và đang đè lên tim óc chúng ta. Dù có câu trả lời
rõ thì cũng chẳng ích chi.
Vượt qua nỗi đau này cần nhiều thời
gian, thời gian để chúng ta nhìn về phía trước tích cực. Trốn tránh nỗi đau,
hay kiếm tìm sự xoa dịu tức thì không phải là giải pháp thực sự. Tìm cách báo
thù lại càng không. Chúng ta cần ghi nhớ nỗi đau này, không bao giờ mất cảnh
giác và một cách chân thành, tận tâm, thầm lặng tích lũy (ghi nhận vào) lịch sử
của chính chúng ta. Điều đó cần thời gian, nhưng thời gian là đồng minh của
chúng ta.
Với cá nhân tôi, qua việc chạy bộ
hàng ngày, tôi xót xa cho nhưng người đã mất người bị thương tật ở Boylston
Street. Đây chỉ thông điệp cá nhân của tôi gửi đến họ. Tôi biết nó rất bé nhỏ
nhưng tôi hy vọng lời tôi nói đến nơi. Tôi cũng hy vọng rằng Giải Chạy Marathon
Boston sẽ xoa dịu những nỗi đau, để 26 dặm ấy lại đẹp đẽ, an nhiên và tự do.
Dịch từ BOSTON, FROM ONE CITIZEN OF THE WORLD WHO CALLS HIMSELF A
RUNNER by Haruki Murakami on MAY 3, 2013, Newyorker.