Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Những ẩn dụ Haruki Murakami

I.


Ở một cuốn sách thì người đàn bà mắc kẹt ở trên đỉnh cao của cái đu quay thấy bản thân cô ta đang làm tình với một người đàn ông trong phòng của mình. Ở cuốn sách thứ hai, người đàn ông sửng sốt trong "giấc mộng sáng suốt" đi tìm quanh khách sạn người đàn bà bí ẩn mà rằng có thể là người vợ đang mất tích của ông ta. Ở cuốn thứ ba, người đàn ông trong tòa nhà văn phòng đi vào một cái hộp đi xuống hang động bí mật, nơi được cảnh báo phải tránh bị đánh cắp suy nghĩ bởi một thứ gọi là "Ý Niệm Mơ Hồ".

Rất nhiều tình tiết trong tiểu thuyết của Haruki Murakami tồn tại nơi biên giới của điều khả tín và bất tín, giữa hư ảo và hiện thực. Tất cả chúng như là cổ tích hiện đại. Rõ ràng là được sắp xếp thành những ẩn dụ nhưng lại hiện hữu hoàn toàn chân thực và thường để lại dấu vết vật lí nơi nhân vật. Tỉ dụ như Miu trong "Người tình Sputnik" với mái tóc bạc trắng chỉ sau một đêm, mãi mãi kinh hãi tâm thần khi nhìn thấy chính bản thân trong lúc bị mắc kẹt trên đu quay.
Dù người đọc/nhân vật trong truyện tin hay không vào những tình tiết kì dị được diễn tả rõ hay chỉ là những bịa đặt quá lên của trí tưởng tượng thì sự thật vẫn là: chúng gợi lên tâm tư sâu thẳm của nhân vật. Có thể chúng không đúng với "phiên bản" hiện thực những gì đang xảy ra trong tâm lí nhân vật nhưng chúng là hợp lý đến độ mà nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami tạo ra rồi sống trong hư cấu ấy." Nói chung tôi cho rằng bản thân tôi là một trong những người có cái nhìn về thế giới theo kiểu thuận tiện đang phổ biến." Người kể trong cuốn "Xứ Sở kì diệu bạo tàn và tân cùng thế giới" đã nói thế." Tôi thường không coi cái gần đúng xấp xỉ tiện lợi ấy đem tới cho bạn cái hiều biết sâu sát nhất về bản chất tự nhiên của sự vật."
Những hư cấu tiện lợi là phần thêm vào của những câu chuyện chúng ta nói với nhau hàng ngày. Có việc gì đó xảy ra, chúng ta thuật lại từ trí nhớ. Chúng ta nói với bạn bè về nó, và tường thuật ấy bị biến đổi chút ít. Cuối cùng sau khi thảo luận đủ thì cái tường thuật ấy định hình, và chúng ta coi đó là chân lí. Với những sự kiện quan trọng như thay đổi cuộc sống của chúng ta, biến ta thành người khác thì được giải thích rằng chúng thay đổi suy nghĩ bản thân chúng ta." Sau đó, tôi trở nên ít đáng tin" hay" Vì hắn mà tôi hiểu tình yêu là gì?".
Có quan trọng khi diễn giải việc tường thuật phải chân xác với sự thật? Tôi tin Murakami sẽ nó CÓ. Ông ấy nói về sự khác biệt giữa kí hiệu và biểu tượng.
Trong Người Tình Sputnik, Sumire hỏi bạn cô, đồng thời là người dẫn truyện rằng:" Sự khác biệt của biểu tượng và dấu hiệu là gì?". Bạn cô đáp rằng đối với biểu tượng "Như mũi tên chỉ về một hướng. Nhật hoàng là biểu tượng của Nhật Bản, nhưng Nhật không phải là biểu tượng của nhật hoàng... Ví dụ bạn viết "Nhật hoàng là kí hiệu của Nhật Bản.' thì hai thứ là tương đương. Nếu câu truyện chỉ là sự miêu tả sự kiện đơn thuần thì đó là kí hiệu và cả hai được đổi lẫn cho nhau. Nhưng nếu mũi tên chỉ chỉ một hướng trong câu truyện là ẩn dụ, thì đó lại là một biểu tượng. 
Ký hiệu và biểu tượng là yếu tố cần thiết đối với tiểu thuyết của Murakami. Đôi khi Murakami đưa ra lời giải thích rằng đó là kí hiệu: các nhà khoa học diễn giải rằng sự kiện cụ thể sẽ thay đổi các đường thần kinh, và rằng tại sao cô ta trở thành con người mới. Đôi khi Murakami cho ta biểu tượng: Người dẫn truyện trong "Xứ sở diệu kì bạo tàn" nói rằng giải thích của anh ta chỉ theo cách giản lược dễ hiểu. Thình thoảng thì Murakami chỉ rõ những thứ đâu là kí hiệu đâu là biểu tượng, nhưng thường thì ông để nó mù mờ. Bản chất của tiểu thuyết Murakami là khai thác tính không chắc chắn của cái sự có hay không việc câu truyện là một biểu tượng hay kí hiệu.
Sự khác biệt này là cần thiết. Thường những câu truyện phúng dụ gợi mở nhiều xúc cảm bởi chúng đòi hỏi ta phóng chiếu những suy đoán về chúng. Những truyện có thật thì thường diễn tả bản chất. Rất có ích khi đưa tin nhưng không thấm được chất suy đoán suy tưởng. Khi để lại mối băn khoăn nghi ngờ cho chúng ta rằng cái gì là cái gì, Murakami làm cho những cuốn sách của mình có tính suy tưởng hơn. Không chỉ có những nhân tố phúng dụ gợi suy tưởng mà ngày ở hình dáng cấu trúc của bản thân các tình tiết.
II.
Thử lấy ví dụ từ tình tiết trong người tình Sputnik. Cuốn này là chuyện tình tay ba: người dẫn truyện một thanh niên hơn hai mươi yêu cô bạn thân Sumire. Sumire yêu một người đàn bà lớn tuổi hơn cô, đồng thời là cố vấn tên Miu. Miu chẳng yêu ai, cô bị mất khả năng yêu sau một chấn thương tâm lí cách đây mười năm. Sự việc như sau: Miu bị mắc kẹt trên vòng xích đu, cô nhìn thấy chính mình đang làm tình hoang dại với một người đàn ông. Quá kinh hãi, mái tóc đen chuyển bạc như cước vào sáng hôm sau ngay trên chính vòng xích đu đó. Từ đêm đó trở đi cô thấy mình như đã mất mát thứ gì. Mặc dù 28 tuổi nhưng tóc cô bạc trắng và cô chẳng có hứng thú thể xác gì cả.
Người dẫn truyện yêu Sumire từ lâu, nhưng Sumire chưa bao giờ đáp lại. Thay vào đó cô ở nhiều tháng bên Miu. Tuy nhiên theo diễn tiến xảy ra thì Sumire nhận ra rằng cô ngày càng bị hấp dẫn bởi người kể truyện.
Mọi thứ xảy ra giữa người kể chuyện và Sumire dường như sẽ dẫn tới đâu đó, tuy nhiên, Sumire và Miu đi công tác cùng nhau tới Ý. Sau khi xong việc, họ dành vài ngày trong căn nhà nghỉ hè tại một hòn đảo của Hy Lạp. Một đêm, Sumire mất tự chủ bản thân với Miu, cô bò tới giường Miu và sờ soạng khắp cơ thể. Dù rất muốn nhưng Miu không thể đáp lại ham muốn, và Sumire coi đó như là sự khước từ. Cô đã biến mất hoàn toàn. Miu báo cho người dẫn truyện và cùng nhau họ tìm Sumire. Mặc dù đảo nhỏ, có cộng đồng gắn kết, và không thể nào ai rời đi mà người chở phà không biết. Sumire không bao giờ được tìm thấy. Người dẫn truyện suy đoán rằng cô đã sang "phía bên kia", nơi mà Miu tin rằng một nửa của cô ở.
Nhiều tháng sau, người dẫn chuyện nhận được cuộc gọi từ Sumire. Cô nói rằng cô ở rất gần, nhưng chẳng biết là ở đâu. Cô muốn người dẫn truyện đến đón cô." Mình muốn thấy cậu...Mình cần cậu lắm. Cậu là một phần của mình; mình là một phần của cậu. Cậu biết đấy, nhiều khi mình không chắc chắn khi nào mình cắt họng một cái gì đấy. Mài dao vào đá mài là trái tim mình. Rất biểu trưng, như là xây cổng ở Trung Hoa."
Murakami quá hoàn hảo khi gắn vào những câu truyện ẩn dụ trong mỗi suy nghĩ của nhân vật và hành động mà không thể nói cái nào là thật/giả. Tất cả chúng ta có thể làm là tự diễn dịch tiểu thuyết ấy.


III.

Dùng từ của Murakami, máu phải đổ. Ở đầu truyện Người tình Sputnik, người dẫn truyện và Sumire thảo luận với nhau làm thế nào để viết được một cuốn tiểu thuyết. So sánh với nghi lễ cổ Trung Hoa, người dẫn truyện nói:

"Người dân tin rằng linh hồn của thành phố nẳm trong cổng vào... Họ lấy xe ngựa ra chiến trường cũ và thu lượm các mảnh xương bị vùi lấp hoặc rải rác... Họ xây cổng vào rất lớn, cắm xương vào bên trong... Khi cổng xây xong thì họ mang vài con chó tới, cắt họng chúng, rắc máu lên cái cổng. Chỉ khi nào máu  hòa lẫn với xương khô thì những linh hồn xa xưa sẽ hồi sinh một cách huyền diệu...

Viết một cuốn tiểu thuyết cũng tương tự. Bạn phải thu lượm xương và xây cánh cổng, nhưng không cần biết cánh cổng đó tuyệt diệu cỡ nào, đơn chiếc bản thân nó chẳng làm nên một tiểu thuyết "sống" được. Câu chuyện không thuộc về thế giới này. Một câu truyện thực sự cần một lễ rửa tội huyền hoặc để kết nối bên này/bên kia thế giới."



Ở cuốn Xứ sở kì diệu bạo tàn và nơi tận cùng thế giới diễn giải đoạn trích trên. Câu truyện có một thành phố cổ với cái cổng có xương trắng bên trong lưu giữ kí ức về cư dân của nó. Kẻ cai trị thành phố là Người Giữ Cửa, người duy nhất được chiếm hữu kí ức. Bằng cách tước đoạt kí ức của người dân hắn ngăn học trở thành con người đúng nghĩa. Murakami diễn giải họ chỉ là những cái vỏ rỗng như tượng đồng.



Murakami đang nói cho chúng ta biết rằng kí ức làm nên con người chúng ta. Những kí ức như xương cốt của tâm hồn. Chúng sẽ vô nghĩa trừ phi chúng kết nối ta với "phía bên kia": những tâm hồn người khác hoặc bản thân thực sự chúng ta, phần vô hình tạo nên nhân cách thường được giấu kín trong mỗi người. Khi viết những câu truyện, thì máu phải đổ, máu là hi sinh là nỗi đau là mất mát.


Đoạn trích là thâm ý của Murakami manh mối chúng ta cái gì khiến ông thành nhà văn. Khi viết tiểu thuyết, nhân vật được tự do và con người chỉ được sáng tạo khi câu truyện có điều huyền diệu gây nên đồng cảm giữa người viết/độc giả. Có nhiều cách tác giả tạo ra nối kết ấy, nhưng Murakami dùng ẩn dụ. Khéo léo và ẩn làm cho ẩn dụ của Murakami trở nên độc đáo, chúng tạo thêm cho nhân vật của Murakami đến rất thật và làm cho câu truyện trở nên quá đối riêng tư. Chúng như hút hồn ta vào tiểu thuyết và bắt ta phóng chiếu cảm xúc thật suy nghĩ  thật vào nhân vật.

Trong đoạn cưới Người tình Sputnik, điều duy nhất rõ ràng là người dẫn truyện đã thay đổi. Trong những tháng cho đến cuộc gọi cuối của Sumire, người dẫn truyện đã trải nghiệm để xác định bản thân. Anh ta chia tay người tình vì nhận ra nó ảnh hưởng tới bà ta và cậu con trai và chính mình. Anh thấy được sau khi chia sẻ với con trai người tình những điều mà anh chỉ có được sau khi biết truyện của Miu & Sumire.

Người tình Sputnik là tiểu thuyết tiêu biểu của Murakami khi người dẫn truyện trở nên trưởng thành hiểu hơn về tình yêu, tình dục, và sự trưởng thành như là thành quả của việc anh ta diễn giải các sự kiện. Điều quan trọng là những câu truyện được kể và giải thích cho các nhân vật khác, trên đường tìm lời giải. Tóm lại, những câu truyện về chính người dẫn truyện tìm hiểu mình( và với Murakami thì chính là bản thân ông).

Đoạn kết của Người tình Sputnik, Murakami tổng kết điều này khi diễn giải chiếc khóa:

"Tôi cầm trên tay chiếc chìa khóa, giữ nó trong lòng bàn tay và có thể cảm thấy sức nặng của nhiều người đã thấm vào nó. Nó đập vào tôi với sự hẹp hòi, bần thỉu và bất hạnh. Bối rối giây lát, tôi thả nó chìm xuống sông."

Người dẫn truyện của Murakami kết thúc cũng như chiếc chìa khóa, đầy sức nặng của hằng hà con người bất hạnh và cô đơn. Họ từ bỏ được sự ngu dốt mà ở đầu truyện được Murakami viết như là một diễm phúc. Bất lực trong việc trượt dài của thói ngu dốt, những người dẫn truyện chính là người thụ động nhất trong các nhân vật, tên khờ khạo trước mọi người và sự kiện. Tiểu thuyết khép lại với họ bằng những chi tiết như: đang bên bờ vực của mối quan hệ đang hình thành với người đàn bà bỗng biến mất, hoặc một dụng cụ để bắt đầu nhiệm vụ vượt qua sự hiểu lầm cá nhân bản thân họ. Họ có hiểu biết về kí hiệu và biểu tượng, dùng chúng để bắc cầu qua khoảng cách giữa các ý thức( bao gồm chính cả bản thân), nhưng ,song hành, họ chung sống với nỗi đau.



1 nhận xét: